Khoảng 5h, hàng chục người đem theo ghế cắm trại, ngồi sẵn trước chi nhánh chính của Cửa hàng bách hóa Shinsegae, Myeongdong, nơi được mệnh danh là "thiên đường mua sắm" ở Seoul.
Họ xếp hàng để chuẩn bị cho "cuộc đua nước rút" săn hàng hiệu một khi các cửa hàng mở cửa vào buổi sáng, theo Kedglobal.Kim Joong-do, công nhân ngành dịch vụ, đã có mặt lúc 4h, ngay khi kết thúc ca làm việc khuya.Duybrand Người này cho biết mỗi ngày anh đều đến 6 cửa hàng bách hóa lớn trên khắp Seoul."Tôi chỉ vào cửa hàng Chanel. Nếu may mắn mua được một chiếc túi nhỏ, tôi có thể kiếm được 300.000 won (250 USD) bằng cách bán lại nó trên mạng", Kim nói.Xếp hàng cả đêm để mua hàng hiệuKhung cảnh phía trước chi nhánh chính của Lotte Department Store cũng không quá khác biệt. Một nhân viên văn phòng 30 tuổi cho biết cô đã chờ đợi từ trước khi mặt trời mọc để có thể sớm chen chân vào cửa hàng Chanel."Cuộc đua này không quan tâm thứ bạn muốn mua mà quan trọng là bạn 'có thể' mua gì. Nhiều thứ đã hết hàng. Tất cả phụ thuộc vào vận may của bạn", một người đứng xếp hàng trước Cửa hàng bách hóa Shinsegae cho biết.Anh nói thêm rằng mình đã thành công lấy được vị trí đầu tiên để vào cửa hàng Chanel sáng hôm đó, sau khi chờ đợi từ 20h ngày hôm trước."Số thứ tự của tôi là 27", một người xếp hàng từ khoảng 6h cho hay. Đến 7h, khoảng 50 người đã tập trung trước cửa hàng bách hóa. Con số lên đến 105 người khi đồng hồ điểm 10h.Hầu hết người đứng đầu hàng đều là "khách bán lại". Họ mua túi Chanel với giá gốc và bán lại với giá cao khi thị trường khan hiếm một số mẫu."Những chiếc túi Classic Caviar Medium của Chanel có thể được bán lẻ từ 1 triệu đến 2 triệu won (800-1.600 USD)", một người bán lại cho biết.Khoảng 11h, người này cùng đồng nghiệp bắt xe buýt đến Apgujeong, nơi có Cửa hàng bách hóa Hyundai, sau khi hay tin chi nhánh Apgujeong sẽ bán một số túi Classic Medium vào ngày hôm đó.Xếp sau những người bán lại là khách hàng muốn mua đồ hiệu cho chính mình."Chồng tôi nói rằng anh ấy sẽ mua cho tôi một chiếc túi trong dịp kỷ niệm 4 năm ngày cưới. Nếu tôi không tìm thấy chiếc túi mình muốn, tôi sẽ mua bất cứ loại nào họ còn hàng", Lee, một phụ nữ ngoài 30 tuổi, cho biết.Một phụ nữ khác ở độ tuổi 60 nói rằng đây là lần thứ tư bà thử xếp hàng vào buổi sáng sớm như vậy. Bà muốn mua chiếc đồng hồ Rolex làm quà cưới cho con trai và con dâu tương lai.Quy tắc "mỗi người một túi Chanel"Theo Hankook Ilbo, Chanel đã bắt đầu hạn chế số lượng túi mà mỗi khách hàng có thể mua ở Hàn Quốc.Với một số loại túi phổ biến như Timeless Classic và Coco Handle, Chanel siêu cấp một người hiện chỉ có thể mua một chiếc mỗi năm.Quy tắc "một túi cho mỗi người" cũng áp dụng cho các mặt hàng được phân loại là "đồ da nhỏ", chủ yếu là ví và túi.Biện pháp này được đưa ra sau khi lượng túi Chanel "bán lại" ngày càng tăng. Một người dùng đăng trên Chicment, một diễn đàn của Naver để chia sẻ thông tin về hàng xa xỉ: "Tôi quá mệt mỏi với những đợt xếp hàng chờ mở cửa".
Một người dùng khác đã viết rằng cô sẵn sàng trả cho người bán lại từ 300.000 won đến 400.000 won vì việc "chạy đua giờ mở cửa" thực sự khó khăn.Chanel liên tục tăng giá ở Hàn Quốc trong tháng 2, tháng 7 và tháng 9 năm nay, nhưng điều đó không làm nản lòng người mua.Chanel không phải là thương hiệu xa xỉ duy nhất hạn chế lượng mua của khách. Hermès cho phép mỗi khách hàng chỉ mua tối đa hai chiếc túi cùng kiểu dáng mỗi năm.Rolex cũng hạn chế mua sắm bình quân đầu người ở mức một hoặc hai chiếc đồng hồ mỗi năm.Cơn khát hàng hiệu trong đại dịchThị trường hàng xa xỉ của Hàn Quốc lớn thứ bảy thế giới tính đến năm 2020, dự kiến sẽ vượt 15 nghìn tỷ won trong năm nay. Thị trường bán lại hàng xa xỉ cũng dự kiến đạt 7 nghìn tỷ won, theo một báo cáo của Euromonitor International."Đây là điều chưa từng có. Tôi chưa bao giờ thấy cơn khát hàng hiệu như vậy ở Hàn Quốc trước đây", một quan chức của nhãn hàng cao cấp với hơn 20 năm kinh nghiệm nói với Kedglobal.Thị trường hàng xa xỉ của xứ kim chi tăng trưởng trong đại dịch, trong khi các nước phương Tây và Nhật Bản sụt giảm trung bình 20%."Trước đại dịch, nhóm khách hàng chủ yếu ở độ tuổi 30-40. Hiện cơn sốt phổ biến hơn với những người trẻ hơn, trong độ tuổi 20-30", người kinh doanh hàng xa xỉ làm việc tại một cửa hàng bách hóa lớn cho biết.Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania đã phân tích rằng cảm giác yêu bản thân trở nên mạnh mẽ hơn sau khủng hoảng.Ví dụ, sau sự kiện 11/9/2001, chi tiêu cho đồ trang sức, đồng hồ và xe hơi sang trọng tăng vọt tại Mỹ.Đại dịch cũng đang có tác động tương tự như vậy ở Hàn Quốc. Kwak Geum-joo, giáo sư ngành Tâm lý học tại ĐH Quốc gia Seoul, đề cập đến khái niệm "mua sắm trả thù"."Dưới ảnh hưởng từ Covid-19, người trẻ không được tới trường, đi uống cà phê cùng bạn bè hay du ngoạn nên cần tìm đến những thú vui khác. Do đó, họ quyết định đầu tư vào những món đồ cao cấp", ông Kwak nói.Các chuyên gia ở Hàn Quốc cũng lưu ý rằng phải xem xét cụ thể yếu tố tâm lý, xã hội cũng như nhân khẩu học thì mới có thể hiểu được hiện tượng tích trữ đồ xa xỉ.Hàn Quốc nổi tiếng với một xã hội cạnh tranh khốc liệt.CHANEL Người Hàn nói chung thích thể hiện ở nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả những gì họ sở hữu.Các chuyên gia lưu ý rằng đó là lý do thị trường hàng xa xỉ đã phát triển với tốc độ ổn định trong vài thập kỷ qua, chứ không riêng gì thời kỳ đại dịch.【Bài viết liên quan】:duybrandboth